DỊCH VỤ TƯ VẤN - GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM

  • CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI?
  • CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI?
  • GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI?
  • GIẢI TRÌNH NHU CẦU SỬ DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI?

NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI NÀO CẦN XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM?

Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau: Thực hiện hợp đồng lao động; Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật...
NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI NÀO CẦN XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM?

XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài và báo cáo giải trình với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc...
XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM?

Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; Giấy khám sức khỏe; Phiếu lý lịch tư pháp; Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật...
HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM?

THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM?

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm: Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết; Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam; Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài...
THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM?

 

 

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

HỒ SƠ (THAM KHẢO)

1. Văn bản giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài - Mẫu số 01/PLI

2. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài - Mẫu số 11/PLI

3. Giấy khám sức khỏe (có giá trị trong thời hạn 12 tháng)

4. Phiếu lý lịch tư pháp (có giá trị trong thời hạn 6 tháng)

5. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật

6. Xác nhận kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc

7. 02 ảnh màu (4x6, ảnh chụp không quá 6 tháng)

8. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị

HỒ SƠ (THAM KHẢO)

1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài - Mẫu số 11/PLI

2. Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp

- Trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú;

- Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.

3. 02 ảnh màu (4X6, ảnh chụp không quá 6 tháng)

HỒ SƠ (THAM KHẢO)

1. Văn bản giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài - Mẫu số 01/PLI

2. Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài - Mẫu số 11/PLI

3. Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp

4. Giấy khám sức khỏe (có giá trị trong thời hạn 12 tháng)

5. 02 ảnh màu (4x6, ảnh chụp không quá 6 tháng)

6. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị

(Nguồn: Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

(THAM KHẢO)

- Người sử dụng lao động thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: vị trí và chức danh công việc, mô tả công việc, số lượng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, mức lương, thời gian và địa điểm làm việc. Sau khi không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị trí tuyển dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

(Nguồn: Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.

(Nguồn: Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

Giám đốc điều hành là người thuộc một trong  các trường hợp sau đây:

- Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

- Người đứng đầu và trực tiếp điều hành ít nhất một lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

(Nguồn: Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:   

- Tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3  năm kinh  nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao  động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.    

- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.  

(Nguồn: Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:  

- Được đào tạo ít nhất 1  năm và có ít nhất 3  năm kinh  nghiệm phù hợp với vị trí công việc mà người lao  động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam. 

- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

(Nguồn: Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:  

a) Thực hiện hợp đồng lao động;   

b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;  

c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;  

d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;  

đ) Chào bán dịch vụ;  

e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;  

g) Tình nguyện viên;  

h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;  

i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;  

k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;  

l) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.  

(Nguồn: Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao  động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu  cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao  động Việt Nam  chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao  động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

(Nguồn: Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết

2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam

3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài   

(Nguồn: Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

CÁC KÝ HIỆU CỦA VISA/ THỊ THỰC VIỆT NAM

1. ĐT1 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.

- ĐT2 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.

- ĐT3 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

- ĐT4 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.

2. DN1 - Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- DN2 - Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. NN1 - Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

4. NN2 - Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

5. NN3 - Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam. 

6. DH - Cấp cho người vào thực tập, học tập. 

7. LĐ1 - Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

- LĐ2 - Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

8. DL - Cấp cho người vào du lịch.

9. TT - Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

10. VR - Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.

11. EV - Thị thực điện tử

Ghi chú:

Thị thực ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày.

- Thị thực ký hiệu HN, DL, EV có thời hạn không quá 90 ngày.

- Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 180 ngày.

- Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, NG5, LV1, LV2, ĐT4, ND1, ND2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 01 năm.

- Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.

- Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm.

- Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm. 

(Nguồn: Cục QLXNC)

CÓ THỂ CHUYỂN ĐỔI VISA DU LỊCH / EVISA SANG VISA LAO ĐỘNG?  

HỒ SƠ (THAM KHẢO)

1. Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú – Mẫu NA6

2. Tờ khai thông tin về người nước ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú – Mẫu NA8

3. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

4. Một trong những giấy tờ chứng minh đang làm việc tại Việt Nam:

- Giấy xác nhận thành viên góp vốn trong doanh nghiệp

- Giấy phép lao động

...

5. 02 ảnh – size 2x3

6. Giấy chứng nhận đăng ký tạm trú tại địa phương

7. Hộ chiếu 

Ghi chú: Vợ/Con người nước ngoài đi kèm, bổ sung Giấy hôn thú/khai sinh đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật - công chứng

(Nguồn: Cục QLXNC)

Liên hệ chúng tôi (tư vấn miễn phí):

Zalo/WhatsApp/Viber: (+84) 94 3451174 - visainfo.vn@lamnguyenltd.com